Hiện nay phụ nữ đang đánh mất mình trong gia đình, đôi khi đàn ông cảm thấy không cần có vợ cũng sống tốt".

Ngày xưa khi nhắc đến người vợ là người ta nghĩ ngay đến cụm từ "cơm dẻo, canh ngọt". Những người đàn ông đi công tác xa nhà, phải sống bằng cơm tập thể với "nước mắm đại dương, nước canh toàn quốc" khao khát mong chờ ngày thứ Bảy, Chủ nhật về với vợ để được cải thiện bằng bữa cơm canh cua rau đay, mồng tơi, cà pháo giòn tan, bát bún riêu váng mỡ hay một bữa bún chả tự tay người vợ làm. Người đàn ông khi ấy không chỉ được cải thiện bởi các món ăn ngon, mà còn được uống cái tình cái nghĩa vợ chồng, được nhâm nhi cái không khí gia đình ấm cúng, bình an...
Cứ như vậy, mỗi buổi chiều đi làm về, người đàn ông biết rằng ở nhà có người vợ đang nấu ăn chờ mình, họ khao khát muốn trở về. Nói không ngoa rằng, chính những bữa ăn đó là những sợi dây gắn bó các thành viên trong gia đình lại với nhau. Chính những bữa ăn đó đã kéo người đàn ông về với gia đình.
Còn ngày nay, nhiều người phụ nữ không giỏi việc nấu ăn đã đành, mà họ còn không hiểu được tầm quan trọng của công việc nội trợ. Đã mấy người phụ nữ trong thời bận rộn bây giờ biết rằng chồng mình thích ăn món gì nhất? Nhiều bà vợ còn thua xa mấy cô bán cơm bình dân.
Việc nuôi dạy con cái học cũng không phải ai cũng đảm đương được. Phần lớn thì ỉ lại nhà trường và gia sư, thậm chí hàng ngày con ăn gì, ngủ nghỉ ra sao, học được những gì...cũng không biết
Lấy vợ để làm gì?
Khi người phụ nữ bị tước đoạt đi tất cả những công việc gia đình thì họ cũng tự mình đánh mất vai trò "người giữ lửa trong nhà", do đó không khí trong gia đình có phần lạnh lẽo hẳn đi. Một số người đàn ông hết giờ làm việc không trở về nhà ngay... cũng một phần bởi họ cảm thấy "về nhà cũng chẳng có gì vui thú!".
Có thể một số chị em lại bảo rằng, cũng bận rộn, ngoài chuyện đi làm cơ quan, công sở, họ cũng còn việc nọ việc kia.
Tuy nhiên không phải ai cũng bận rộn đến thế. "Có người phụ nữ không có thời gian để làm một bữa cơm chiều, nhưng lại có thời gian đi dạo hết siêu thị này đến cửa hàng khác. Có người không có thời gian để là cho chồng cái áo, nhưng lại có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ để xem một bộ phim hay một chương trình âm nhạc".
Có lẽ không hẳn vì bận rộn, mà điều cơ bản là một số chị em cho rằng công việc nội trợ là gánh nặng. Chỉ khi nào chị em thấy rằng làm công việc gia đình không có nghĩa là "phải hầu hạ chồng con", mà là niềm vui của người phụ nữ, họ sẽ tìm ra được thời gian thích hợp để làm việc đó.
Về khía cạnh khác, một số chị em sẽ nói rằng, đừng nên nghĩ nội trợ là việc của phụ nữ. Sao các anh không vào bếp mà làm? Các anh muốn có người vợ đảm đang, cơm dẻo, canh ngọt, sao không nghĩ rằng người vợ cũng mong muốn ở người chồng một người chủ gia đình, một chỗ dựa cho vợ con? Tại sao hết giờ làm lại phải túm năm tụm ba, trà lá, bia bọt đến gần bữa mới về?
Nhưng không lẽ cứ bình đẳng là phải cào bằng, phải phân chia theo tỉ lệ 50/50. Không lẽ người vợ nấu cơm một bữa thì người chồng cũng phải nấu một bữa mới gọi là bình đẳng? Không lẽ người chồng không làm việc nhà thì người vợ cũng "bỏ bê" cho cân xứng?
Nhiều chị em chỉ là nhân viên văn phòng, không quá bận rộn, nhưng lại không quan tâm đến việc nội trợ, nữ công, chăm sóc chồng con và thu vén gia đình. Tóm lại là nhiều người phụ nữ đang tự đánh mất vai trò là "người giữ lửa" trong gia đình.
"Hãy đừng so bì, đừng quá tính toán chi ly, bởi gái có công thì chồng không phụ"
Thanh Bình (st)
Báo động qua điện thoại dùng SIM AL-8099GSM, đại lý, phân phối,mua bán, lắp đặt giá rẻ