Có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao cùng một thời gian làm việc nhưng có người chỉ mất 3 – 5 năm lên được cấp quản lý, sự nghiệp thành công ổn định nhưng cũng có người mất cả 10 năm vẫn bon chen ở một vị trí nhân viên “quèn” hay không? Câu trả lời chỉ có một, đó là sự khác nhau về thái độ làm việc. Nếu ngay từ đầu, bạn làm việc kiểu đối phó, làm cho có thì chỉ nhận lấy những thiệt thòi. Vì vậy, dù bạn bắt đầu với công việc gì, ở đâu, vị trí nào, lương cao thấp ra sao thì điều bạn cần quan tâm nhất chính là thái độ.
" Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi kẻ lười "

Hãy vì mình chứ không ai khác

Bất kể bạn làm cho công ty nào thì hãy vì mình mà lên kế hoạch học hỏi kinh nghiệm và vạch ra định hướng nghề nghiệp. Với những ai mới bắt đầu một công việc, cái quan trọng nhất là một cái đầu biết tư duy và suy nghĩ. Tự đặt cho mình những câu hỏi như: Công việc này cho bạn học được điều gì, giúp gì để bạn đạt được mục tiêu? Đừng vì mức lương thấp mà làm việc kiểu đối phó qua loa, vì sếp mất nhỏ nhưng bạn lại là người tổn thất nhiều nhất. Những thứ bạn học được khi làm việc không ai có thể cướp mất khỏi bạn.

dung-lam-viec-kieu-doi-pho-vi-ban-se-mat-nhieu-hon-duoc-hinh-anh-1

Nếu làm việc qua loa thì chính bạn là người chịu thiệt

Làm việc kiểu đối phó là phí phạm

Bạn đang phí phạm thanh xuân và tương lai chính mình nếu cứ mãi giữ cách làm “có lệ”. Nhận một công việc và hoàn thành chúng ở mức vừa đủ là một điều không khó nhưng điều đó đồng nghĩa là sẽ không nhận được lời khen ngợi vì không có gì vượt mong đợi. Mỗi ngày trôi qua, bạn cứ làm công việc như thế, vừa đủ sức mà không nỗ lực hơn chẳng khác nào đang phí hoài sức trẻ. Thời thanh xuân không nên bình bình như vậy, bạn có thể học được rất nhiều điều mới và để lại dấu ấn cho bản thân về sau.

dung-lam-viec-kieu-doi-pho-vi-ban-se-mat-nhieu-hon-duoc-hinh-anh-2

Làm việc kiểu đối phó là bạn đang phí phạm tuổi trẻ

Mất nhiều hơn được

Nếu bạn cảm thấy tự hào và cho mình là người khôn ngoan khi làm việc kiểu đối phó thì bạn đã đi một nước cờ quá sai! Công ty trả lương cho bạn cũng chả mất bao nhiêu tiền, nhưng làm việc kiểu đối phó sẽ khiến bạn không được rèn luyện và trưởng thành. Đâu ai chôn chân cả đời ở một công ty, đến khi bạn ra ngoài xã hội, làm ở một môi trường khác bạn mới thấy được sự cạnh tranh khốc liệt về kiến thức và kỹ năng. Lúc đó, bạn thấy rằng, trình độ của mình chỉ như một sinh viên tốt nghiệp thì liệu có muộn màng quá hay không?

Cơ hội không đến với ai chỉ biết than vãn

Đừng bao giờ than vãn về xuất thân của mình hay công ty không cho mình cơ hội. Cơ hội do chính bạn tạo ra và chỉ đến với những ai có sự chuẩn bị. May mắn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thành công, cái chiếm tỷ trọng nhiều hơn là sự phấn đấu, nỗ lực và tích cực làm việc. Hãy tự trả lời câu hỏi, tại sao người khác làm được còn bạn thì không?

Muốn phát triển phải tích lũy kiến thức mỗi ngày

Dù là đã đi làm nhưng không có nghĩa là bạn cho mình cái quyền chấm dứt sự học của mình. Sau khi hoàn thành công việc, hãy cố gắng suy nghĩ thêm những cách làm tốt hơn, tìm ra giải pháp đột phá trong công việc. Một khi đã làm việc hết sức mình, tư duy để nâng cao năng lực thì ngày bạn thành công không còn quá xa.

Một khi đã quyết định làm việc cho một công ty, hãy có trách nhiệm với công việc đó, mỗi ngày hoàn thành tốt hơn một chút để nâng mức độ khó dần dần. Nếu làm việc kiểu đối phó cho xong vì đang cảm thấy chán việc, chán nơi làm thì tốt nhất bạn nên bắt đầu tìm một công việc khác phù hợp hơn.

Nguồn: https://viectotnhat.com/bi-quyet-nghe-nghiep/bi-quyet-tim-viec/dung-lam-viec-kieu-doi-pho-vi-ban-se-mat-nhieu-hon-duoc/

Báo động qua điện thoại dùng SIM AL-8099GSM, đại lý, phân phối,mua bán, lắp đặt giá rẻ