Máy chấm công là công cụ giúp hỗ trợ quản lý nhân viên hiệu quả nhất hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ về máy chấm công và lựa chọn máy phù hợp cho công ty, doanh nghiệp của mình, Công ty chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm sau:

Tư vấn chọn mua máy chấm công cho văn phòng, công ty

1. Phân loại máy chấm công

- Máy chấm công vân tay.
- Máy chấm công thẻ từ.
- Máy chấm công thẻ giấy.
- Máy chấm công nhận dạng khuôn mặt.

2. Nguyên lý hoạt động của máy chấm công

a) Đối với máy chấm công thông thường:
Bao gồm 1 thiết bị đọc vân tay hoặc thẻ từ... kết nối với máy tính có cài đặt phần mềm chấm công giúp kết nối và xử lý dữ liệu chấm công của nhân viên.
Với máy chấm công thẻ giấy thì không kết nối máy tính, sử dụng thẻ giấy để chấm công, phải in thẻ giấy theo từng tháng.
b) Đối với máy chấm công kiêm kiểm soát ra vào:
Gồm các bộ phận: đầu đọc kiểm soát ra vào, hệ thống chốt cửa, hệ thống quản lý trên máy tính.
Bình thường hệ thống chốt cửa đóng. Mỗi người sẽ được đăng ký một quyền truy cập (vân tay, thẻ nhớ, mật mã...). Mỗi khi ra vào khu vực được kiểm soát thì họ phải sử dụng quyền đó (quẹt thẻ, in dấu vân tay...). Thông tin từ đầu đọc được gửi về phần mềm quản lý trên máy tính, phần mềm này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của người truy cập. Nếu hợp lệ sẽ gửi lệnh mở cửa đến hệ thống chốt cửa. Nếu không hợp lệ sẽ trả thông báo về đầu đọc (truy cập không đúng...).
Tư vấn chọn mua máy chấm công cho văn phòng, công ty

3. Ưu và nhược điểm của máy chấm công

a) Máy chấm công thẻ giấy
Ưu điểm:
- Chi phí ban đầu thấp, sử dụng đơn giản, không cần đến máy tính hay phần mềm
- Hiệu quả chấm công ổn định.
- Thao tác nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Có thể chấm công giúp nhau.
- Đầu tư tiền mua giấy, thay ruy băng mực in.
- Đầu in bị mài mòn theo thời gian.
- Nhân viên luôn phải mang và bảo quản thẻ (có thể bị rách, ướt, hoặc mất thẻ...)
- Tổng hợp theo dõi thủ công, tốn thời gian.
b) Máy chấm công thẻ từ
Ưu điểm:
- Hoạt động độc lập hoặc kết nối với máy tính thông qua Lan, Internet.
- Dung lượng chấm công thường lớn hơn máy chấm công vân tay.
- Có thể kết hợp thẻ nhân viên và thẻ chấm công (tiết kiệm chi phí in thẻ).
- Tùy từng loại có thể kết hợp với các access control.
- Dùng phần mềm quản lý, tổng hợp công và các báo cáo trên máy tính,
Nhược điểm:
- Có thể chấm công giúp nhau.
- Đầu tư tiền mua thẻ cho từng nhân viên.
- Nhân viên có thể mất thẻ hoặc quên thẻ.
c) Máy chấm công vân tay
Ưu điểm:
- Không thể chấm công hộ nhau, không phải mua thẻ từ hay thẻ giấy
- Hạn chế tình trạng quên thẻ, mất thẻ
- Hoạt động độc lập hoặc kết nối với máy tính thông qua Lan, Internet.
- Dung lượng chấm công lớn.
- Tùy từng loại có thể kết hợp với các access control.
- Dùng phần mềm quản lý, tổng hợp công và báo cáo trên máy tính.
Nhược điểm:
- Không thích hợp với các nhà máy sản xuất hóa chất,...vì vân tay có thể bị mờ, mất vân tay.
- Chấm công lâu hơn dùng thẻ quẹt. Do đó có thể phải lắp đặt nhiều máy nếu số lượng nhân viên đông, mật độ ra vào cao.
d) Máy chấm công nhận dạng khuôn mặt
Ưu điểm:
- Không thể chấm công giúp nhau. Tính bảo mật cực cao.
- Ổn định trong quá trình chấm công.
- Kết nối Lan, Internet.
- Phân quyền quản lý.
- Tùy từng loại có thể kết hợp với các access control.
- Tổng hợp báo cáo, chấm công trên phầm mềm.
Nhược điểm:
- Chi phí ban đầu cao, chi phí bảo hành, bảo trì cao.
- Thời gian chấm công lâu hơn thẻ.
Tư vấn chọn mua máy chấm công cho văn phòng, công ty

4. Các thương hiệu máy chấm công được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

- Soyal (Taiwan), Ronald Jack (Malaysia), Wise Eye…

5. Thông số kỹ thuật cần quan tâm khi mua máy chấm công

- Kiểu chấm công: vân tay/ thẻ từ/ thẻ giấy/ khuôn mặt.
- Khả năng quản lý (bao nhiêu vân tay, bao nhiêu thẻ, bao nhiêu khuôn mặt) và dung lượng bộ nhớ (lưu trữ được bao nhiêu bản ghi).
- Mật độ người sử dụng: do thời gian chấm công luôn bị hạn chế, chẳng hạn khoảng 15’ trước giờ bắt đầu làm việc. Trong khoảng thời gian này, nếu chấm bằng vân tay thì 1 máy chấm được 150 người (tốc độ 6s/ người), nếu chấm bẳng thẻ thì được 450 người (2s/người).
- Kết nối với máy tính qua cổng RS232/USB/COM. Lấy dữ liệu thông qua máy tính.
- Nguồn điện máy chấm công và khả năng lưu trữ khi xảy ra mất điện.
- Tốc độ nhận diện vân tay, khuôn mặt,... (thường từ 0.5 - 3s).
- Xuất xứ máy chấm công.

6. Mô hình kết nối máy chấm công

- Mô hình kết nối máy chấm công qua mạng LAN:
Tư vấn chọn mua máy chấm công cho văn phòng, công ty
- Mô hình kết nối máy chấm công với hệ thống kiểm soát ra vào:
Tư vấn chọn mua máy chấm công cho văn phòng, công ty

Đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các địa điểm khác nhau, thì mỗi chi nhánh phải đặt ít nhất 1 máy chấm công có kết nối internet. Bạn sẽ phải cấu hình router mạng để có thể kết nối từ xa vào máy chấm công đó. Máy tính có cài đặt phần mềm chấm công ở địa điểm bất kỳ có kết nối internet và tải dữ liệu chấm công từ các máy chấm công ở các chi nhánh đó.

lắp máy chấm công vân tay giá rẻ máy chấm công, máy chấm công vân tay, máy chấm công giá rẻ, máy chấm công thẻ giấy, máy chấm công minh tân, kiểm soát nhân viên, lắp đặt máy chấm công, bán máy chấm công

Từ khóa khách hàng tìm kiếm : máy chấm công vân tay , giá máy chấm công bằng vân tay , máy chấm công x628 , sửa máy chấm công , máy chấm công x628c , bán máy chấm công , giá máy chấm công , máy chấm công f18 , cài đặt máy chấm công , máy chấm công là gì , phần mềm máy chấm công , sửa máy chấm công ,

Báo động qua điện thoại dùng SIM AL-8099GSM, đại lý, phân phối,mua bán, lắp đặt giá rẻ

Bài viết tương tự

5 điều cần biết khi mua máy chấm công

5 điều cần biết khi mua máy chấm công

Nhiều doanh nghiệp đã mua hệ thống máy chấm công để quản lý nhưng không đáp ứng được yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp, nguyên nhân do đâu? Thông thường khi ..

Giải pháp chấm công đa điểm cho các doanh nghiệp nhiều chi nhánh

Giải pháp chấm công đa điểm cho các doanh nghiệp nhiều chi nhánh

1. Mô tả hoạt động quản lý chấm công hiện tại: -Ngoài văn phòng chính tại Hà Nội công ty có nhiều văn phòng dự án tại các tỉnh. -Nhân viên tại các văn ph..